Xây dựng môi trường vật chất, môi trường xã hội trong và ngoài lớp học:

Lượt xem:

Đọc bài viết

*Môi trường trong lớp

Nhà trường chỉ đạo các bộ phận phối hợp  cùng giáo viên, xây dựng môi trường học tập trong và ngoài lớp học đảm bảo theo qui định, phù hợp với trẻ; sắp xếp không gian hợp lý; các góc chơi được bố trí gọn gàng, ngăn nắp, trẻ đễ lấy dễ cất, trang trí thẩm mỹ, khoa học, thân thiện, phù hợp lứa tuổi; đảm bảo các góc hoạt động phù hợp với không gian và số trẻ, thuận tiện và linh hoạt; đa dạng đồ dùng đồ chơi, nguyên vật liệu cho trẻ chơi mang tính mở kích thích khả năng tưởng tượng và sáng tạo của trẻ khi chơi, đồ dùng đồ chơi được bổ sung thường xuyên theo chủ đề,  tận dụng các nguyên liệu tự nhiên, hột hạt, sỏi đá cát nước, vỏ cây, lá cây, vỏ hộp, chai lọ …để trẻ vừa được học, vừa được chơi

Đồ dùng góc phân vai
Đồ chơi góc âm nhạc
Hình ảnh góc học tập trẻ chơi và nhận biết chữ cái và chữ số.
Hình ảnh góc học tập trẻ chơi và nhận biết các chữ cái và chữ số , nhận biết các hình, so snha cao-thấp, dài – ngắn.
Hình ảnh bảng bé ngọa và bảng chủ đề của ớp
Hình ảnh góc học tập Bé chơi với vỏ ốc, sỏi, nắp chai
Bé làm ca sĩ
Bé chơi gì
Đồ dùng và đồ chơi góc xây dựng
Bé làm bác sỹ
Bé làm họa sĩ

*Môi trường bên ngoài lớp học:

Với môi trường bên ngoài dựa trên điều kiện thực tế về mặt bằng, không gian…. Nhà trường cũng đã sắp xếp hợp lý các khu vực chơi với đồ chơi ngoài trời như cầu trượt, đu quay, bập bênh tại các điểm trường phù hợp, đảm bảo an toàn khi trẻ tham gia vui chơi, … Ngoài ra tại các lớp học đều xây dựng các giang hàng bằng nguyên vật liệu sẵn có như tranh tre làm các cửa hàng mua bán, nhà, làng nghề truyền thống, nhà vui chơi cho trẻ trãi nghiệm khám phá, hoạt động bằng kỹ năng thực tế như  trẻ được đan lác, được làm bánh, được tham gia vui chơi các lễ hội, nấu ăn, …Để kích thích sự hứng thú hoạt động ở trẻ, nhà trường yêu cầu các lớp trang trí môi trường có sự đổi mới thường xuyên theo chủ đề, tạo sự hấp dẫn, thu hút sức tập trung khi được tham gia trãi nghiệm.  

Bé chơi cầu tuột, đu quay, bập bênh
Hình ảnh môi trường bên ngoài, bé với đồ chơi bán hàng, đồ chơi truyền thống
Chợ quê em Chơi bán hàng, đồ chơi truyền thống.
Hội chợ quê
Hình ảnh đồ dùng, đồ chơi bán hàng
Hình ảnh các loại rau; Su hào, bắp cải, cà rốt
Hình ảnh các con vật, chữ cái, khuôn mặt cười được làm từ viên đá, sỏi
Hình ảnh về góc bán hàng trang phục truyền thống quê em
Hình ảnh góc vận động có các đồ dùng như:Cổng chui, gậy, ghế thể dục, ném vòng, đi cà kheo
Hình ảnh trò chơi vận động bật tách -khép chân
Hình ảnh trẻ chăm sóc vườn rau

*Về môi trường xã hội:

 Giáo viên luôn tạo không khí giao tiếp tích cực, kích thích hứng thú hoạt động của trẻ. Đảm bảo môi trường giao tiếp thân thiện, hòa đồng, ấm cúng, cởi mở giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với môi trường xung quanh. Tạo điều kiện cho trẻ giao tiếp và thể hiện sự quan tâm của mình đối với mọi người, đối với sự vật hiện tượng gần gũi xung quanh. Mọi cử chỉ, lời nói, việc làm của cô giáo và người lớn luôn mẫu mực để trẻ noi theo.

Giáo viên luôn chủ động phối hợp, lắng nghe, chia sẻ thông tin về trẻ đến phụ huynh trong công tác chăm sóc giáo dục để có kế hoạch giáo dục  phù hợp và có sự thống nhất giữa trường mầm non, gia đình và cộng đồng xã hội trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ.

Hình ảnh cô buộc tóc cho các cháu học sinh
Cô hướng dẫn trẻ chơi trò chơi ngoài trời, trò chơi dân gian
Hình ảnh cô hướng dẫn trẻ tô màu các viên đá và nhận biết các chữ cái
Hình ảnh cô đón và trả trẻ ở các lớp